Thương lái tranh nhau mua cúc tiger cho lễ Vu lan, nhà vườn Sa Đéc “thắng lớn”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF 55) tại Davos (Thụy Sĩ) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ. Tham gia đoàn công tác có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng KH-CN Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nguyễn Hoàng Anh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến.Czech và Ba Lan là hai đối tác bạn bè truyền thống, những nước đã luôn kề vai, sát cánh, dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ trong những năm tháng đấu tranh gian khổ giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc phát triển đất nước những thập kỷ qua.Nhiều công trình trên khắp mọi miền đất nước đã ghi dấu sự ủng hộ, giúp đỡ của đất nước và nhân dân Ba Lan và Czech đối với Việt Nam, như Bệnh viện Việt Nam - Ba Lan ở Nghệ An, Trường trung học phổ thông Việt Nam - Ba Lan tại Hà Nội, hay Bệnh viện hữu nghị Việt - Tiệp, Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội…Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo cấp cao các nước sẽ trao đổi và thống nhất các biện pháp quan trọng nhằm củng cố tin cậy chính trị, nâng cao tính chiến lược trong các nội hàm hợp tác, làm mới những lĩnh vực hợp tác truyền thống như kinh tế - thương mại - đầu tư, lao động, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch… Đồng thời, tạo động lực, tạo đột phá trong các lĩnh vực tiềm năng và quan trọng như quốc phòng, an ninh, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo, kết nối giao thông vận tải… Các hoạt động song phương của Thủ tướng Chính phủ tại Thụy Sĩ, đối tác có vị trí quan trọng hàng đầu của trong Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), sẽ góp phần thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác tài chính, phát triển trung tâm tài chính quốc tế, công nghệ, đổi mới sáng tạo… Ở góc độ đa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55 với chủ đề "Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh" sẽ truyền tải những thông điệp quan trọng về quyết tâm, khát vọng và tầm nhìn của Việt Nam hướng đến các mục tiêu phát triển chiến lược trong 20 năm tới. Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ chủ trì nhiều cuộc trao đổi về những chủ đề thiết thực, gắn với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay, nhất là thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo, đầu tư cho đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, ứng dụng AI trong sản xuất thông minh, phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, ứng dụng AI và các công nghệ mới trong ngành y tế và dược phẩm...Tỉnh đoàn Bình Định phát động tết trồng cây năm 2024
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.
Sao phim 'Triệu phú ổ chuột' Dev Patel hóa thân thành 'John Wick Ấn Độ'
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.
Riot Games mở thêm studio tại Trung Quốc để 'chuyên trị' game mobile
Cuộc đối thoại này có sự chủ trì của bà Lâm Thị Hương Thành, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT, Sở Công thương, đại diện UBND các huyện, thành phố và chủ cơ sở có sản phẩm được chứng nhận OCOP.